Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt (Lâm Đồng)
Đường tới Thiền viện Trúc Lâm cũng vô cùng đặc biệt đó là đi qua một trong những biệt điện đẹp nhất của Đà Lạt đó chính là Dinh Bảo Đại.
Thiền viện Trúc Lâm là một trong 3 thiền viện lớn nhất ở Việt Nam thuộc dòng Trúc Lâm Yên Tử với diện tích lên tới 30ha. Từ thiền viện đi tới trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 5 km. Hai bên đường vào Thiền Viện được bao bọc bởi những cánh rừng thông bạt ngàn.
Truyền thuyết về Thiền Viện
Vào một đêm những năm 1986 khi đang say mình trong giấc ngủ ngài Thích Thanh Từ nằm mộng thấy mình đang ôm cổ Phụng Hoàng bay vút lên. Tỉnh giấc sau khi chiêm nghiệm ngài liền nghĩ tới Đà Lạt với khí hậu mát mẻ quanh năm, phong cảnh tuyệt đẹp, núi hồ thanh vắng nếu có một thiền viện cho chúng tăng tu đạo sẽ sớm thành chính quả. Chính vì thế ngài đã phác họa toàn cảnh thiền viện và đi tìm địa điểm thích hợp để xây cất. Khi tới khu vực Hồ Tuyền Lâm ngài rất hài lòng chúng Phật tử vì vậy liền thuận theo ý ngài tiến hành các thủ tục xin cấp đất.
Thiền viện Trúc Lâm được xây dựng vào ngày 8/4/ 1993 và đến ngày 8/2/1994 thì hoàn thành và bắt đầu khóa thiền đầu tiên. Người thiết kế là ông Vũ Xuân Hùng và Trần Đức Lộc và kiến trúc sư rất nổi tiếng thời đó là Ngô Viết Thụ - người đã thiết kế ra Dinh Độc Lập ở thành phố Hồ Chí Minh.
Trong thiền viện thì được chia ra làm 4 khu vực chính đó là :
- Khu tịnh thất hòa thượng
- Hòa thượng viện trưởng
- Khu vực ngoại viện
- Khu nội viện tăng và nội viện ni
Nếu du khách đang du ngoạn Hồ Tuyền Lâm có thể đi bộ lên một con dốc có 140 bậc bằng đá đi qua tất cả ba cổng tam quan để đi vào tham quan chánh điện.
Chánh điện của Thiền Viện Trúc Lâm có diện tích 192 m2 bên trong thờ đức Phật Bổn Sư Ca Thích Mâu Ni cao 2 m tay phải ngài cầm cành hoa sen đưa lên theo điển tích "Liên Hoa Vi Tiếu" của nhà Phật. Nhìn bức tượng phật này chắc chắn du khách sẽ liên tưởng tới bức tượng khổng lồ ở Thiền Viện Vạn Hạnh.
ở phía trên chánh điện có các bức phù điêu chạm khắc tinh sảo về 8 tướng thị hiện của Đức Phật. Bên trái của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni còn có tượng Bồ Tát Phổ Hiền cưỡi voi trắng 6 ngà còn bên phải là tượng Bồ Tát Văn Thù cưỡi Sư tử.
Bên ngoài chánh điện là lầu trống và lầu chuông, bên trong lầu chuông là quả đại hồng chung nặng 1,1 tấn có khắc những bài kệ có ý nghĩa đạo lý rất cao.
Rời chánh điện đi ra khu vực vườn hoa có rất nhiều các loại hoa đẹp như cẩm tú cầu, xác pháo.... và một giàn hoa móng cọp tuyệt đẹp rất được du khách thích thú chụp hình làm kỷ niệm. Rời vườn hoa du khách đi xuống phía dưới là Hồ Tĩnh Tâm, nuôi rất nhiều loại rùa cảnh, nước luôn trong xanh quanh năm xung quanh có rất nhiều ghế đá và chòi để du khách nghỉ ngơi.
Không có nhận xét nào