Lễ hội ở Bình Định
Bình Định là địa phương giàu truyến thống văn hoá. Tại đây còn lưu giữ nhiều di tích kiến trúc, văn hoá của người Chăm., đặc biệt là thành cổ Trà Bàn, từng là kinh đô của vương triều Chămpa.
Lễ hội Tây Sơn
< Đội tượng binh diễu hành.
Lễ hội long trọng và qui mô lớn nhất của Bình Định là lễ hội Tây Sơn được tổ chức tại nhiều làng của huyện Bình Khê cũ, nay đổi tên là huyện Tây Sơn. Đông đảo và tưng bừng nhất là lễ hội tổ chức tại làng Kiên Mỹ, quê hương và cũng là nơi dấy binh của ba anh em Tây Sơn. Lễ hội diễn ra trong nhiều ngày, mồng 5 tháng Giêng (kỷ niệm chiến thắng Đống Đa) là ngày lễ chính.
Trước sân điện thờ và nhà bảo tàng Tây Sơn, tiếng trống đại vang lên trong không khí trang nghiêm thơm ngát mùi trầm; vị chánh tế đọc bài văn tế ôn lại sự nghiệp của phong trào Tây Sơn và những thành tựu của triều đại Tây Sơn (1770-1802), các đoàn đại biểu đến từ nhiều miền của đất nước dâng hương trước điện thờ. Dàn nhạc võ 12 trống vang lên từ khúc thúc quân đến khúc khải hoàn.
Từ vùng đất này đã ra đời một phái võ làm rạng danh truyền thống võ nghệ Việt Nam từ nhiều thế kỷ nay : phái võ Tây Sơn. Hàng năm phái võ này sống lại rạng rỡ trong lễ hội Tây Sơn, và hàng trăm ngàn người hành hương về đây để được nghe lại âm hưởng của khúc nhạc trống trận, được chiêm ngưỡng những thế võ, bài quyền bất hủ, nào là long quyền, hổ quyền, kê quyền, quyền gà chọi... gắn liền với tên tuổi Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ là những võ sĩ đã góp phần cách tân, nâng cao võ thuật Tây Sơn ở các môn côn, quyền, song kiếm, đại đao...
Võ thuật Tây Sơn cũng đã thăng hoa thành nghệ thuật âm nhạc. Đó là điệu múa-nhạc trống võ Tây Sơn mà mười mấy năm nay, những người dự lễ hội Tây Sơn tại Bình Định được thưởng thức qua tài nghệ của một thiếu nữ - cháu bảy đời của dòng tộc Nguyễn Huệ - mặc áo chẽn đỏ (hay trắng), quần màu hồng nhạt, lưng thắt đai xanh, hai tay múa cặp dùi lướt chớp nhoáng trên cả 12 mặt của bộ trống trận Tây Sơn, với một phong thái làm chủ oai phong vô cùng điệu nghệ, lại được tiếng kèn và nhịp chập chõa phụ họa, tạo nên một ấn tượng hùng tráng tuyệt vời.
Lễ hội Đổ Giàn
Lễ hội vui nhộn nhất của vùng này là lễ hội Đỗ Giàn tổ chức vào ngày rằm tháng 7 hàng năm tại Chùa Bà, làng An Thái, huyện An Nhơn. An Thái là một làng võ lâu đời, đã từng sản sinh ra nhiều võ sư, võ sĩ xuất sắc của đất Bình Định và của Việt Nam. Cho nên, ngoài ý nghĩa lễ Vu Lan, lễ báo hiếu của nhà Phật, đây còn là một lễ hội thượng võ, hội đua tài giữa các hào kiệt trẻ già ở các làng võ quanh vùng.
Tục ngữ địa phương nói : Trai An Thái, gái An Vinh là để nói lên đặc trưng của hai làng cùng uống chung dòng nước sông Côn mà một bên là con trai giỏi võ nghệ, một bên là con gái đẹp nổi tiếng. Phần hấp dẫn của lễ hội là hát bội, nhưng cái đinh của lễ hội lại là cuộc tranh tài cướp heo quay, vật cúng thần được tung từ trên giàn cao xuống để các võ sĩ tranh nhau cướp cho được con heo quay đem về cho làng mình.
Hội làng Thị Tứ
Làng Thị Tứ thuộc trấn Đập Đá, huyện An Nhơn, là làng có truyền thống làm rèn và chạm vàng tạy. Lễ hội hằng năm được tổ chức vào ngày 12 tháng 2 âm l ịch để tưởng nhớ công ơn của ông Đào Giã Tương, ông tổ của nghề rèn đã có công truyền nghề cho dân làng. Lễ hội diễn ra ở nhà thờ họ Đào để cúng lễ tổ sư nghề rèn, cỗ bàn rất linh đình. Sau lễ tế có ca hát, vui chơi, văn nghệ.
Hội xuân chợ Gò
Ai đi chợ Gò (thuộc xã Phước Nghĩa - Tuy Phước - Bình Ðịnh) đều có những kỷ niệm đẹp khó quên. Theo phong tục thì mỗi năm chợ chỉ họp hai phiên vào ngày mùng 2 và mùng 3 Tết âm lịch. Chợ họp trên một gò đất cao dưới chân núi Hàm Long bên bờ sông Hà Thành đổ ra đầm Thị Nại vì vậy mà gọi là chợ Gò. Ðiều kỳ thú ở đây là du khách đi hội chợ bị cuốn hút không chỉ bởi cảnh đẹp mà còn do được dự những sinh hoạt văn hóa độc đáo mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc. Người đi hội chợ mua bán lấy may không mặc cả, không cò kè bớt một thêm hai như chợ hàng hoá ta thường thấy.
Ai đi chợ Gò (thuộc xã Phước Nghĩa - Tuy Phước - Bình Ðịnh) đều có những kỷ niệm đẹp khó quên. Theo phong tục thì mỗi năm chợ chỉ họp hai phiên vào ngày mùng 2 và mùng 3 Tết âm lịch. Chợ họp trên một gò đất cao dưới chân núi Hàm Long bên bờ sông Hà Thành đổ ra đầm Thị Nại vì vậy mà gọi là chợ Gò. Ðiều kỳ thú ở đây là du khách đi hội chợ bị cuốn hút không chỉ bởi cảnh đẹp mà còn do được dự những sinh hoạt văn hóa độc đáo mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc. Người đi hội chợ mua bán lấy may không mặc cả, không cò kè bớt một thêm hai như chợ hàng hoá ta thường thấy.
Lễ cúng cá ông
Ở các xã ven biển tỉnh Bình Đinh hàng năm thường mở hội cúng Cá Ông vào ngày 15 tháng 3 âm lịch tại các đền thờ cá Ông. Theo truyền thuyết, Cá Ông thường cứu giúp thuyền và người bị nạn trên biển. Cũng với các nghi lễ truyền thống, dịp này còn có múa hát bả trạo, hát bội.
Hội An Thái
Tổ chức vào ngày 15 tháng 7 âm lịch hàng năm tại chùa Bà, làng An Thái, huyện An Nhơn. Ngoài ý nghĩa lễ Vu Lan – lễ báo hiếu nhà Phật, đây còn là hội đua tài của các võ sĩ của ác làng võ trong vùng. Trong lễ hội có nhiều sinh hoạt văn hoá, đặc biệt là hát bội. Phần chính của hội là tranh tài cướp heo quay, vật cúng thần từ trên giàn cao tung xuống mang về cho làng mình. Người thắng cuộc là người được nhân dân quý trọng.
Du lịch, GO! - Theo Non nước Việt Nam, Internet
Không có nhận xét nào