Header Ads

Header ADS

Làng Cù Lần: Điểm du lịch Đà Lạt

Xe Jeep vào Làng Cù Lần
Cách Hồ Xuân Hương và Đồi Cù khoản 20km, đi theo hướng Đankia suối Vàng ( tỉnh lộ 722) hay còn gọi là đường Đông Trường Sơn, ngang qua những mặt hồ mênh mông, xuyên qua những rừng thông bất tận (Từ Khu du lịch Thung Lũng Vàng đi thêm chừng 10 km nữa). Khu du lịch Làng Cù Lần tọa lạc trên địa giới thôn Suối Cạn, xã Lát, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng.

Ngôi làng có cái tên vô cùng độc đáo này là một trong những địa điểm du lịch mới nổi của Đà Lạt. Đến làng Cù Lần, du khách cảm nhận được sự tự do, thoải mái, hòa mình với thiên nhiên núi rừng.


Giai thoại về Làng Cù Lần

Câu chuyện về Làng Cù Lần bắt đâu từ xuất xứ của cái tên Cù Lần. Cây Cù Lần vốn là loại cây dược liệu dùng để cầm máu các vết thương, cây Cù Lần cũng có thể được con người đẽo gọt trở thành những quà tặng du lịch mang nhiều ý nghĩa của núi rừng Tây Nguyên. Cũng có một loài động vật vừa giống khỉ, vừa giống gấu trúc, đôi mắt to tròn, đen láy, đẹp mang tên Cù Lần. Những con vật bé nhỏ này ( hay còn gọi là culi) có thể được nuôi như một loại thú cưng trong. Thung lũng Cù Lần nằm giữa rừng thông bạt ngàn, thân thương dường như đang bị mất đi, khi đa số dân cư nơi đây di tản đến vùng đất khác để mưu sinh. Chính vì vậy, đã có một con người xứ Quảng tìm đến vùng đất này, từng bước một tái hiện một ngôi làng thuần Việt với ý nghĩa hình thành một khu du lịch nông trang giữa cảnh rừng yên núi bình.
Gặp gỡ chủ nhân của Làng Cù Lần, anh Tuấn Anh say mê với những dự định về một ngôi làng thuần việt anh đang tâm huyết: “ Tôi muốn tái hiện một ngôi làng đẹp, lạc quan, không nghèo khó và rất Việt Nam giữa núi rừng Tây Nguyên. Làng cù lần chính là sản phẩm tôi đang thực hiện ước mơ của chính mình. Tất cả những gì đẹp, thuần khiết nhất của làng quê Việt Nam từ xuồng ba lá của miền Tây Nam Bộ đến những ngôi nhà sàn đơn sơ của Tây Nguyên,…”
Đến với Làng Cù Lần bạn sẽ tìm lại được cảm giác bình yên, thanh tịnh. Vẻ đẹp thiên nhiên hấp dẫn, một mô hình du lịch mang đậm tính văn hóa như Làng Cù Lần chắc hẳn sẽ mang lại nhiều ý nghĩa cho cuộc hành trình tại thành phố ngàn hoa – Đà Lạt !!!

Tổng quan về Làng Cù Lần ở Đà Lạt

Những hạng mục đầu tư xây dựng ở Khu Du lịch chủ yếu được thiết kế nhằm tôn tạo nét đẹp hoang dã, tự nhiên của rừng đồi, hồ, suối, cây cỏ…Đến với Làng Cù Lần bạn như đến với những cảm giác vừa mới lạ vừa gần gũi là tiếng suối chảy, thông reo, chim hót và đặc biệt được xem các chú cù lần hiền lành và những hàng cây cù lần khép nép, lặng lẽ giữa không gian khoáng đạt, trong lành… Ẩn giữa rừng thông là hình ảnh đất nước việt Nam được tái hiện lại với chiếc xuồng 3 lá của miền Tây Nam Bộ, những ngôi nhà sàn đơn sơ của người Tây Nguyên, áo tứ thân của người Bắc Bộ.

Các dịch vụ của khu du lịch Làng Cù Lần

Để đáp ứng nhu cầu tham quan nghĩ dưỡng, Làng Cù Lần hiện đang giới thiệu đến du khách hai gói dịch vụ nghỉ dưỡng hấp dẫn: ở trọ giữa rừng hoa trong các khu nhà gỗ giữa rừng và ở trọ giữa rừng hoang khi cắm trại qua đêm giữa rừng vắng.
Làng Cù Lần – khu du lịch chủ yếu hướng du khách đến những hoạt động ngoài trời, thư giãn hòa mình vào thiên nhiên núi rừng như đạp xe địa hình, thả diều, cưỡi ngựa, săn gà rừng, bắt cá suối, các hoạt động rèn luyện kỹ năng sống…là nơi tuyệt vời để tổ chức các hoạt động teambuilding.
Buổi tối tại Làng Cù Lần, quanh bếp lửa bập bùng, bạn cùng thưởng thức chóe rượu cần và hòa nhịp vào những vũ khúc tưng bừng của cồng chiêng bản địa Tây Nguyên.
Trước khi rời khỏi Khu Du lịch Làng Cù Lần, du khách có thể tham quan phòng tranh với diện tích 300m2 của các họa sĩ trong nước với hơn 100 bức tranh sơn dầu, sơn mài, bột màu… thể hiện tính biểu cảm, tính thẩm mỹ qua từng hình ảnh con người, sự vật.

Làng Cù Lần cách thành phố Đà Lạt chừng 20 km, nằm giữa núi rừng xanh tốt, dưới chân núi Langbiang thuộc địa phận thôn Suối Cạn, xã Lát, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng. Từ trung tâm thành phố Đà Lạt, du khách có thể đi theo đường đường Suối Vàng Suối Bạc để đến thăm ngôi làng, con đường sẽ đi qua những mặt hồ mênh mông, thơ mộng và xuyên qua những rừng thông bất tận, tuyệt đẹp.

Cái tên của ngôi làng được giải thích là đặt theo tên của loài cây Cù Lần mọc xem kẽ trong những rừng thông bạt ngàn, bao bọc và giữ lại vẻ hoang sơ cho cảnh vật nơi đây. Ngoài ra, xung quanh ngôi làng là nơi sinh sống của những con Cù Lần dễ thương, vẫn thường ưu ái gọi là loài động vật có "đôi mắt to tròn đẹp nhất thế gian", hễ gặp chút nguy hiểm, chúng lại ngại ngùng đưa tay che mặt để đề phòng.

Giữa không gian thiên nhiên tuyệt đẹp của núi rừng, làng Cù Lân mang vẻ đẹp hoang sơ với những ngôi nhà sàn truyền thống của đồng bào dân tộc K'Ho rất độc đáo. Không khí mát lạnh của cao nguyên Lâm Đồng càng khiến nơi đây dễ dàng trở thành chốn nghỉ dưỡng ưa thích của nhiều khách du lịch.


Đa số người dân bản địa nơi đây đã tản đi nơi khác mưu sinh, vì vậy, để ngôi làng truyền thống này không bị biến mất, một công ty du lịch đã quy hoạch và thực hiện các hoạt động bảo tồn, tôn tạo giữ lại những nét đẹp của ngôi làng dưới chân núi Langbiang.


Với định hướng phát triển theo mô hình du lịch, khám phá, du khách đến làng Cù Lần không những được nghỉ ngơi trong một không gian xanh tươi, yên bình giữa núi rừng mà còn được tham gia vào các hoạt động trải nghiệm vô cùng thú vị.


Bạn có thể trải nghiệm cảm giản ngồi trên xe Jeep chạy xung quanh ngôi làng, chiêm ngưỡng cảnh vật khi băng qua những đoạn đường uốn khúc, quanh co đến con suối róc rách nước chảy mát lạnh. Ngoài ra nếu đi theo một nhóm đông người, bạn cũng có thể thuê những chiếc bè được kết bằng cây tầm vông, chống sào đẩy trôi bè, ngắm nhìn cảnh vật thơ mộng xung quanh hồ.


Làng Cù Lần bắt đầu mở cửa từ năm 2011, khu du lịch chủ yếu hướng du khách tham gia các hoạt động ngoài trời, thư giãn, hòa mình vào thiên nhiên, núi rừng như bắt cá suối, săn gà rừng... là nơi lý tưởng để tổ chức các hoạt động teambuilding.

Với mô hình sáng tạo, lành mạnh, kết hợp du lịch với các hoạt động gìn giữ văn hóa, ngôi làng đã nhanh chóng trở thành điểm du lịch hút khách của tỉnh Lâm Đồng, mỗi ngày chào đón trung bình từ 200 đến 300 lượt khách.

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.