Tin lễ 30-4: Chùa Trấn Quốc (Hồ Tây -Hà Nội)
Chùa tọa lạc phía Nam hồ Tây, đường Thanh Niên, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Sách Từ điển di tích văn hóa Việt Nam (Hà Nội, 1993) giới thiệu chùa nguyên là chùa Khai Quốc, dựng từ thời Tiền Lý Nam Đế (541-547) tại thôn Yên Hoa, gần bờ sông Hồng. Đến đời Lê Trung Hưng (1615), chùa được dời vào trong đê Yên Phụ, dựng trên nền cũ cung Thúy Hoa (thời Lý) và điện Hàn Nguyên (thời Trần).
Trong các năm 1624, 1628 và 1639, chùa được tiếp tục trùng tu, mở rộng. Trạng nguyên Nguyễn Xuân Chính đã soạn bài văn bia dựng ở chùa vào năm 1637 về công việc tôn tạo này. Đầu đời Nguyễn, chùa lại được trùng tu, đúc chuông, đắp tượng. Năm 1821, Vua Minh Mạng đến thăm chùa, ban 20 lạng bạc để tu sửa. Năm 1824, Vua Thiệu Trị đến thăm chùa, ban 1 đồng tiền vàng lớn và 200 quan tiền, cho đổi tên chùa là Trấn Bắc. Nhưng tên chùa Trấn Quốc từ đời Vua Lê Hy Tông đã được nhân dân quen gọi cho đến ngày nay.,Chùa đã được Bộ Văn hóa công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia.
Chùa Trấn Quốc là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam, nằm cạnh Hồ Tây, ở cuối đường Thanh Niên, quận Ba Đình, Hà Nội. Chùa được xây từ thời Lý Nam Đế (541-547) ở gần sông Hồng, đến năm 1615, được dời vào vị trí ngày nay. Chùa có vườn tháp cổ u tịch, có nhiều tượng Phật giá trị, đặc biệt là tượng Thích Ca nhập Niết Bàn. Chùa là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia.
Theo Từ điển di tích văn hóa Việt Nam (Hà Nội, 1993), thì chùa Trấn Quốc nguyên là chùa Khai Quốc, dựng từ thời Tiền Lý (Lý Nam Đế, 541-547), tại thôn Y Hoa, gần bờ sông Hồng. Đến đời Lê Trung Hưng (1615), chùa được dời vào trong đê Yên Phụ, dựng trên nền cũ cung Thúy Hoa (thời Lý) và điện Hàn Nguyên (thời Trần). Trong các năm 1624, 1628 và 1639,chùa tiếp tục được trùng tu, mở rộng. Trạng nguyên Nguyễn Xuân Chính đã soạn bài văn bia dựng ở chùa vào năm 1639 về công việc tôn tạo này. Đầu đời Nguyễn, chùa lại được trùng tu, đúc chuông, đắp tượng. Năm 1821, Vua Minh Mạng đến thăm chùa, ban 20 lạng bạc để tu sửa. Năm 1842, Vua Thiệu Trị đến thăm chùa, ban 1 đồng tiền vàng lớn và 200 quan tiền, cho đổi tên chùa là Trấn Bắc. Nhưng tên chùa Trấn Quốc có từ đời Vua Lê Hy Tông đã đễợc nhân dân quen gọi cho đến ngày nay.
Ta hoài niệm cùng vườn tháp nhấp nhô cao thấp, nhỏ to lời vang vọng giữa hư vô, nghe rõ tiếng ngọn chua me, cỏ ấu đang phập phồng hơi thở dưới chân tháp đầy hơi ẩm sương hồ, nghe lao xao trong gió tiếng mõ cầu kinh đang luận bàn Sắc Sắc Không Không. Ra phía trước sân chùa, thả tầm nhìn vào mênh mông sóng biếc, ta đứng dưới gốc bồ đề nguyên sinh ra từ Tây Trúc, được Tổng thống ấn Độ mang đến đây cho cây bén rễ, mang theo mầu Thiền. Mỗi chiếc lá đề có hình tim, cuống nhỏ nên mỏng mảnh, chỉ phơ phất gió đã rung rinh rào rạt.
Cũng giống như hầu hết những ngôi chùa khác trên đất nước Việt, chùa Trấn Quốc có nhiều lớp, có nhà bái đường, nhiều tượng Phật từ thấp đến cao, từ to đến nhỏ, vàng son lấp lánh, hương khói quanh năm... Đặc biệt có pho tượng Thích Ca nhập Niết Bàn bằng gỗ thếp vàng lộng lẫy.
Chùa còn có 14 tấm bia, trong đó có bia của Trạng nguyên Nguyễn Xuân Chính, tiến sĩ Phạm Quý Thích dựng năm 1639 và 1015...
Chùa Trấn Quốc nằm trên bán đảo phía đông của Hồ Tây, nên thuộc đất làng Yên Phụ, nơi có ngôi đình thờ thánh. Vào mùa xuân hằng năm dân làng tổ chức đám rước từ đình sang chùa rồi từ chùa về làng bằng cả một đoàn thuyền nối nhau cờ reo trống thúc tưng bừng.
Người vào chùa Trấn Quốc, ngoài việc thành tâm lễ Phật còn là để có một chút ngao du ngắn, được thăm một danh lam nổi lên thanh bình giữa phố phường ồn ào, tất bật. Tịch mịch ngay giữa lòng thành phố, cái đáng quý còn đáng được bình phương lên nữa.
Chiều Trấn Quốc. Trời bình lặng. Hồ như một lão tăng chân tu, ngồi thiền trong hoàng hôn, lắng nghe câu kệ giữa bốn bề mây nước, dù phế hưng vẫn rộn rã những nẻo nào...
Hà Nội vẫn may mắn còn rất nhiều chùa chiền đền miếu. Nào Kim Liên, Một Cột, Liên Phái, Quán Sứ, Thái Cam... Nào đền Quán Thánh, Bích Câu đạo quán, nào đền Bạch Mã, đền Lý Quốc Sư...
Riêng Trấn Quốc vẫn thuộc loại chùa cổ nhất, như đã đắc đạo trên đường tu luyện mà mặt nước Hồ Tây đầy huyền thoại làm chứng quả. Chùa không nhiều bậc đá rêu phong, hay núi non trùng điệp, nhưng thật yên bình cùng sóng nước ngân nga, vẫn có thể cho hồn ta giọt nước cành dương, rửa đi một phần thế tục, để làm Lành làm Thiện với nhân gian...
Không có nhận xét nào